Cùng cha anh mình, các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đã góp phần vào cuộc đấu tranh Cách mạng. Tên tuổi các đội viên như: Kim Đồng, Vừ A Dính, Lê Vǎn Tám, Kpa Klơn, Nguyễn Bá Ngọc...đã khắc vào trang sử vẻ vang của đội. Trải qua các tên gọi như: Hội nhi đồng cứu quốc (1945) Đội thiếu nhi tháng 8 (1951). Đội TNTP (1950) và Đội TNTP Hồ Chí Minh và Đội nhi đồng Hồ Chí Minh (1970). Ngày nay thiếu nhi Việt Nam đang thi đua phấn đấu theo mục tiêu: Con ngoan - trò giỏi - Đội viên tích cực.
* Chế độ khoa cử và khoa trường tồn tại khá lâu qua các triều đại phong kiến Việt Nam, nói chung đã đào tạo và phát hiện nhiều nhân tài đóng góp trí tuệ cho bộ máy cai trị và cho kho tàng vǎn hoá dân tộc. Từ sau khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp dần dần thay thế chữ Nho, chữ Nôm. Ngày 15-5-1919, khoa thi cuối cùng của nền thi cử truyền thống đã diễn ra và kết thúc với 7 đệ tam giáp đồng tiến sĩ và 16 phó bảng.
* Trong thời gian diễn ra hội nghị Trung ương 8 tại Pác Bó, Trung ương Đảng đã chỉ thị cho Đoàn thanh niên cứu quốc tổ chức và phụ trách đội TNTP và Hội nhi đồng cứu vong. Ngày 15-5-1941 được coi là ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh hiện nay. Cùng cha anh mình, các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đã góp phần vào cuộc đấu tranh Cách mạng. Tên tuổi các đội viên như: Kim Đồng, Vừ A Dính, Lê Vǎn Tám, Kpa Klơn, Nguyễn Bá Ngọc...đã khắc vào trang sử vẻ vang của đội. Trải qua các tên gọi như: Hội nhi đồng cứu quốc (1945) Đội thiếu nhi tháng 8 (1951). Đội TNTP (1950) và Đội TNTP Hồ Chí Minh và Đội nhi đồng Hồ Chí Minh (1970). Ngày nay thiếu nhi Việt Nam đang thi đua phấn đấu theo mục tiêu: Con ngoan - trò giỏi - Đội viên tích cực.
* Thực hiện nghị quyết của Hội nghị Cách mạng quân sự Bắc Kỳ. Ngày 15-5-1945 tại chợ Chu, Thái Nguyên đã diễn ra lễ thành lập Việt Nam giải phóng quân gồm các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trần Đǎng Ninh. Đây là lực lượng vũ trang được tổ chức hoàn chỉnh và trang bị tương đối đầy đủ. Việt Nam giải phóng quân gồm các chi đội chiến đấu. Các chi đội chiến đấu đã tham gia giành chính quyền và giữ chính quyền ở một số địa phương trước và trong Cách mạng, trưởng thành mau chóng và trở thành QĐNDVN.
* Ngày 15-5-1946, Hội Công nhân cứu quốc Bắc Bộ tổ chức lớp đào tạo cán bộ công vận tại ngôi đình Khuyến Lương, nay thuộc xã Trần Phú, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Từ lớp đào tạo đầu tiên đó, những nǎm sau đã ra đời trường Hoàng Quốc Việt (1950-1954), Trường cán bộ Trung ương (1961-1981), Trường cao cấp Công đoàn (1981-1992) và Trường đại học Công đoàn từ nǎm 1992 đến nay. Hiện nay nhà trường có hơn 3000 sinh viên, trong đó có hơn 2000 người là cán bộ công đoàn. Trường đại học Công đoàn có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, đáp ứng yêu cầu công đoàn hoạt động trong nền kinh tế thị trường, góp phần nâng cao dân trí, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
* Ngày này 15-5-1947, Chủ tịch Chính phủ đã có sức lệnh đặt ra huân chương Quân công và Huân chương Chiến sĩ để động viên, khen thưởng quân nhân và dân quân du kích có thành tích.
* Ngày 15-5-1975, 70 vạn người ở Thủ đô Hà Nội, và tại Sài Gòn, Gia Định có hàng triệu đồng bào xuống đường tham gia cuộc mít tinh, diễu hành mừng chiến thắng to lớn của dân tộc ta: miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất.
* Ngày 15-5-1991, Chính phủ ta đã cho phép Bộ Nội vụ gia nhập Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (gọi tắt là Interpol). Đến ngày 25-5-1991, Bộ trưởng Bộ nội vụ quyết định thành lập vǎn phòng Interpol Việt Nam trực thuộc Tổng cục Cảnh sát nhân dân, khẳng định sự cần thiết phải mở rộng hợp tác quốc tế trong việc chống tội phạm. Cái được lớn nhất sau khi ra nhập Interpol là ngành cảnh sát Việt Nam đã có được tất cả các thông tin mới nhất về tội phạm trên thế giới, về tình hình an ninh, trật tự quốc tế và khu vực Đông Nam Á, Interpol Việt Nam đã tham gia điều tra hàng chục vụ án lớn quốc tế.